Trong thời gian qua, cụm từ “chuyển đổi số” được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp, đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và họ chưa thật sự sẵn sàng cho quá trình này. Vậy chuyển đổi số là gì? mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp như thế nào ? lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp? Quá trình này ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp?
Hiểu thế nào cho đúng?
Chuyển đổi số hiện đang là xu hướng thịnh hành trên toàn thế giới. Tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đươc xem là một trong những mục tiêu quan trọng. Dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ bán lẻ, tài chính đến chăm sóc sức khỏe, công nghệ đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số nhằm cải thiện những trải nghiệm của khách hàng, tăng hiệu quả, doanh thu kinh doanh.
Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc và sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0, nhưng thật khó để đưa ra một khái niệm chuẩn nhất về thuật ngữ này. Ứng dụng vào từng lĩnh vực, chuyển đổi số sẽ mang đến những cách vận hành, kết quả khác nhau.
Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới – cho rằng: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”. Trong khi đó, với Microsoft, chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới.
Khái niệm “chuyển đổi số” được AppTeng ứng dụng trong công nghệ lĩnh vực công nghệ và định nghĩa như sau: “Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), .. thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.”
Dù với bất kỳ cách định nghĩa nào, chuyển đổi số cũng được xem là xu hướng phổ biến trong thời đại Internet bùng nổ. Đây là cách ứng dụng công nghệ số một cách logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh của doanh nghiệp. Thay đổi phù hợp và đúng hướng sẽ là “nấc thang” đưa doanh nghiệp chạm đến tầng cao mới.
Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp trong thời đại hội nhập.
Khi nhận thức được sự cần thiết của quá trình chuyển đổi này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận và “bứt phá” với tiềm năng phát triển rộng mở. Mọi hoạt động trong doanh nghiệp sẽ thay đổi toàn điện, tăng hiệu quả hợp tác, năng suất được tối ưu hóa nhằm đạt được mục đích kinh doanh, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho khách hàng.
Thông tin minh bạch, rõ ràng
Khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số, nhân sự trong doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ. Thông tin về hiệu quả của quy trình, tỷ lệ chuyển đổi kênh, giá trị lâu dài của khách hàng, … đều minh bạch để mọi nhân sự trong doanh nghiệp có thể theo dõi.
Không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp nguồn dữ liệu có trình tự, hợp lý, chuyển đổi số còn cho phép doanh nghiệp “chủ động toàn quyền” với nguồn dữ liệu của mình. Nhờ đó, người quản lý sẽ thuận tiện, chính xác và nhanh gọn trong từng quyết định.
Tăng tính cạnh tranh thị trường giữa các doanh nghiệp
Giữa kỷ nguyên với ngành công nghệ lên ngôi, chuyển đổi số trở thành vấn đề sống còn ở doanh nghiệp. Đây không còn là sự lựa chọn mà là yếu tố duy trì, quyết định đến tương lai, sự tồn tại của tổ chức.
“Thương trường như chiến trường”, bên cạnh doanh thu cụ thể, các doanh nghiệp còn “cạnh tranh ngầm” với nhau về sự đổi mới, tốc độ hay khả năng thích ứng. Vô hình trung, chuyển đổi số càng có “động lực” để tăng tốc, chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức rõ được những lợi ích từ công nghệ số, hầu hết các doanh nghiệp đều lấy đó làm mục tiêu để nỗ lực chuyển đổi số, tăng giá trị với khách hàng.
Để chuyển đổi hiệu quả, không chỉ “đi nhanh”, doanh nghiệp còn cần “đi đúng”. Chọn đúng giải pháp công nghệ tương thích, doanh nghiệp sẽ tiến xa, nâng cao trải nghiệm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ở hiện tại và tương lai.
Mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất
Những giải pháp công nghệ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra lịch sử truy cập, thông tin cụ thể về dữ liệu, lịch sử của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể hiểu, nắm bắt nhu cầu và tạo ra giải pháp khiến khách hàng hài lòng. Nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong kinh doanh, thậm chí mất đi lượng lớn khách hàng vì không đáp ứng được mong muốn của họ.
Ví dụ:
Forbes.com cho rằng: chỉ cần tải nhanh thêm 1 giây, doanh thu bán hàng sẽ tăng thêm $7.000 so với doanh thu $100.000/ hàng tháng.
Theo đó, tốc độ tải chậm sẽ khó thu hút được khách hàng, từ đó dẫn đến doanh thu thấp. Vì thế, nguyên tắc “1 giây chậm trễ có thể mất đến 7% doanh thu” luôn tạo áp lực đối với các doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0 lấy công nghệ làm chủ lực. Những giây đầu tiên khi trình duyệt bắt đầu xoay vòng có tầm ảnh hưởng đến doanh thu nhiều hơn bạn nghĩ!
Tạo sự kết nối giữa các phòng ban
Nhờ chuyển đổi số, nhân sự các phòng ban trong công ty sẽ trao đổi, cập nhật thông tin của nhau thường xuyên hơn. Với nền tảng quản trị tự động, nhân viên có thể dễ dàng chia sẻ nhiều nguồn thông tin, tài liệu. Không chỉ “ăn ý” với nhau trong công việc, đồng nghiệp còn có cơ hội quan tâm, hỗ trợ nhau nhiều hơn trong cuộc sống.
Tăng hiệu suất – giảm chi phí
Bất kỳ khoản chi tiêu nào của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận chung. Công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều khoản chi mà bạn không ngờ đến, góp phần giữ lại nhiều lợi nhuận cho tập thể.
Ví dụ: Trước đây, để kiểm tra, xem xét một sản phẩm, cần có phải sản phẩm thực tế, “cầm trên tay, nhìn bằng mắt thực”, nhân viên mới có thể đánh giá được. Điều này khiến doanh nghiệp tốn không ít chi phí, công sức cho mỗi lần “đánh giá” sản phẩm. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp vơi gánh nặng này: trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, bất cứ lúc nào, nhân viên cũng có thể nhìn nhận, đánh giá, quan sát sản phẩm trực quan trên hình ảnh kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, dữ liệu trong thời đại chuyển đổi số sẽ được lưu trữ trên nền tản công nghệ đám mây và có thể được hỗ trợ quản lý bởi các đơn vị cung cấp giải pháp lưu trữ bên ngoài doanh nghiệp. Nhờ vậy, nhân viên có thể tiết kiệm thời gian, dành thời gian toàn tâm, toàn lực cho những dự án khác. Giảm bớt áp lực, nhẹ bớt lo âu sẽ mang đến hiệu quả công việc tốt hơn rất nhiều.
Nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp vẫn có thể tự động hóa các quy trình một cách thủ công. Tuy nhiên, quá trình này tốn rất nhiều thời gian. Thay vào đó, nhân sự có thể dành cho những công việc khác tạo nên nhiều lợi nhuận hơn, ảnh hưởng tích cực đến năng suất và hoạt động của công ty.
Quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
Nếu nhiều năm về trước, chuyển đổi số được xem là một khái niệm khá mơ hồ tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời đại 4.0 hiện nay, chuyển đổi số là một phương thức thông minh để công ty vận hành hiểu quả, thu về lợi nhuận cao. Để doanh nghiệp chuyển đổi số, cần thực hiện những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu
Trước hết, doanh nghiệp phải thật sự hiểu rõ mong muốn, định hướng, mục tiêu của công ty cũng như những giới hạn, lĩnh vực cụ thể cần được chuyển đổi số. Đó có thể là mảng quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quy trình hay công việc. Khi xác định rõ hướng đi, doanh nghiệp mới có thể chuẩn bị tốt những nội dung tiếp theo.
Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị một nguồn dữ liệu mẫu. Đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng trong quá trình chuyển đổi số.
Bước 2: Lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp
Căn cứ vào những mục tiêu và dữ liệu đã có, doanh nghiệp sẽ đưa ra các tiêu chí để xây dựng hoặc lựa chọn các nền tảng quản trị tương thích.
Một nền tảng quản trị phù hợp sẽ thay thế cho một người điều hành thông minh nhằm gia tăng năng suất công việc, giảm chi phí, công sức và thời gian bỏ ra. Tuy nhiên, nếu chọn nền tảng không phù hợp, doanh nghiệp sẽ gặp khá nhiều khó khăn và thậm chí tổn thất về nhân lực, vật lực.
Ở bước chọn nền tảng, doanh nghiệp nên đầu tư vào truyền thông trong nội bộ tổ chức. Khi được trang bị kiến thức vững vàng, nhân sự trong công ty sẽ nắm bắt nhanh và quá trình triển khai được diễn ra hiệu quả hơn.
Bước 3: Số hóa dữ liệu
Dữ liệu là một phần giá trị trong quy trình chuyển đổi số. Nếu biết cách tận dụng, dữ liệu sẽ là bàn đạp giúp việc chuyển đổi được nhanh hơn. Bên cạnh dữ liệu nội bộ công ty, người lãnh đạo nên khảo sát, chú ý đến dữ liệu của các đối tác, đối thủ của mình để tạo dựng một cái nhìn tổng thể, sau đó nghiên cứu sâu vào số liệu chi tiết.
Số hóa dữ liệu doanh nghiệp cần là: dữ liệu về nhân sự, khách hàng, quy trình, công việc…
Bước 4: Số hóa quy trình chính sách
Hoàn tất số hóa dữ liệu, số hóa chính sách gồm việc số hóa các quy trình nội bộ, quy định nhân sự, về chính sách vận hành kinh doanh..
Muốn số hóa được quy trình, doanh nghiệp cần có sẵn quy trình riêng của tổ chức. Khi đó, mọi tài liệu, thông tin của công ty sẵn có sẽ dễ dàng số hóa.
Bước 5: Lập hệ thống báo cáo
Khi toàn bộ thông tin của công ty đã được số hóa, bước sau cùng là xây dựng một hệ thống báo cáo chỉn chu. Chi tiết báo cáo này xoay quanh việc báo cáo nhân sự, báo cáo tiếp thị, doanh số… Những báo cáo này cần sự nghiêm túc, liên tục xây dựng và cải tiến.